Các loại trần thạch cao thông dụng nhất
Trần thạch cao đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng bởi tính thẩm mĩ, khả năng cách âm, tiêu âm, chống ẩm và cách nhiệt tốt. Không những vậy, trần thạch cao còn đa dạng về kiểu dáng.
-
Trần nổi hay trần thả:
Trần nổi hay còn được gọi là trần thả là loại trần mà sau khi hoàn thành người ta có thể nhìn thấy một phần xương trần, trần nổi là loai trần mà tấm trần được gác lên khung xương. Nó được tạo bởi những tấm thạch cao phủ nhựa trắng kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm, chính bởi những đặc tính vượt trội của mình mà trần nổi (trần thả) phù hợp với làm trần nhà ở các khu chung cư, trung tâm thương mại, nhà ga, sân bay…vv.
Ưu điểm của trần nổi ( trần thả):
-Trần nổi (trần thả) được làm từ thạch cao có khả năng cách âm, chống ẩm, đặc biệt là khả năng chống cháy và chống lan truyền lửa khi cháy cao. Khi có hỏa hoạn xảy ra thì không sinh ra khói độc làm hại sức khỏe cũng như ô nhiễm môi trường.
-Quá trình thi công đơn giản, dễ dàng trong quá trình sửa chữa, lắp đặt thay mới.
-Chi phí làm trần nổi (trần thả) khá rẻ so với các loại trần khác.
Nhược điểm của trần nổi (trần thả):
-Do có kích thước cố định lên khách hàng sẽ không có khả năng thay đổi được mẫu mã. Do các mẫu tấm thạch cao có kích thước nhỏ lên chỉ phù hợp cho những không gian lớn, còn không gian nhỏ sẽ gây cảm giác bị thu hẹp không gian.
2. Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao phẳng là loại trần thạch cao mà sau khi hoàn thiện ta sẽ nhìn thấy bề mặt tấm nằm trên một mặt phẳng, nó được cấu tạo từ hệ thống khung xương đồng cote và tấm thạch cao. Trần thạch cao phẳng thường được sử dụng trong các hộ gia đình, chung cư và các nơi có không gian nhỏ hẹp.
Ưu điểm của trần thạch cao phẳng:
-Dễ dàng thi công, thời gian thi công nhanh gọn.
-Các chi tiết đều được đơn giản hóa lên tạo cảm giác rộng cho công trình, rất phù hợp cho những nơi có diện tích nhỏ hẹp.
-Khả năng chịu nhiệt, chống cháy và cách âm tốt.
Nhược điểm của trần thạch cao phẳng:
-Do tối giản các chi tiết lên trần thạch cao phẳng bị hạn chế về mẫu mã
-Do là trần phẳng lên dễ bị lỗ các mối nối nếu trong quá trình xử lý không chuyên nghiệp.
3. Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm là loại trần được tạo lên bởi hệ thống khung xương bên trên và tấm phủ bên dứoi, khung xương và tấm được cố định với nhau bằng đinh vít và sơn bả phủ bề mặt bên trên. Trần chìm thường được sử dụng trong các không gian thiết kế theo phong cách cổ điển hay tân cổ điển.
Ưu điểm của trần chìm:
-Đa dạng về mẫu mã và kích thước
-Tính thẩm mĩ cao, phù hợp với rất nhiều loại công trình.
Nhược điểm của trần chìm:
Do trần được kết nối thành một khối thống nhất lên khi xảy ra hư hỏng, hoen ố sẽ khó trong quá trình sửa chữa.
Thời gian thi công lâu hơn so với trần thả và trần phẳng.
Giá thành thi công đắt hơn do thời gian thi công lâu, kĩ thuật cao hơn, vận chuyển khó khăn hơn các loại trần khác.
Liên hệ:
Qua Hotline: 097.442.7186 - 0911.153.339 hoặc điền vào mẫu Liên hệ
Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại & Xây Dựng Đức Nam
Địa chỉ: VPGD: No 04 Khu 27-28. LK 201 Dương Nội Hà Đông, Hà Nội